CÔNG TY TNHH TẠO MẪU IN SMXT
local 137/2 Thoại Ngọc Hầu, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. HCM
Phone 090 292 03 04

CÁC PHƯƠNG PHÁP IN ẤN TRÊN ÁO THUN

Nếu một ngày đẹp trời nào đó bạn cảm thấy chiếc áo thun của mình chưa có gì đặc biệt và muốn biến nó trở nên màu sắc hơn hoặc thú vị hơn là bạn muốn “do the business” với áo thun vì chất lượng vải tuyệt vời và những thiết kế độc đáo, bạn sẽ chắc chắn muốn biết có những loại phương pháp in ấn nào cho chiếc áo thun của bạn. Mỗi phương pháp in ấn khác nhau thì sẽ phù hợp cho từng chất liệu vải, thiết kế và ý đồ khác nhau. Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu có những phương pháp nào in trên áo thun hôm nay.

1. In lụa (Screen printing/Silkscreen)

In lụa là phương pháp in rất phổ biến hiện nay. In lụa dựa trên nguyên lý thấm mực, mực được cho vào lòng khung làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm được gạt qua bằng một lưỡi dao cao su, dưới áp lực của dao gạt chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in (một phần lưới in đã được bịt kín bởi các hóa chất chuyên dùng để tạo hình in) và in lên vật liệu in đã chuẩn bị trước đó tạo thành hình ảnh hoặc chữ. 

in-lua-truyen-thong

Ban đầu chúng được in thủ công nhưng giờ đây khi công nghệ phát triển in lụa được tự động hóa bằng máy móc.

Mặc dù in lụa là một trong những phương pháp in áo thun lâu đời nhất, nó vẫn là một trong những phương pháp được ưa thích nhất vì nó tạo ra các hình in chắc chắn và lâu dài.

Để in các thiết kế nhiều màu bằng in lụa, phải tạo các khuôn khác nhau vì mỗi khuôn chỉ in một màu. Điều này có vẻ tốn thời gian, nhưng không giống như các phương pháp khác, một mẫu được sử dụng cho một thiết kế, mỗi khuôn có thể được sử dụng nhiều lần và điều đó giúp cho việc in lụa trở nên hiệu quả và phù hợp với các đơn hàng lớn.

Ưu điểm và nhược điểm của in lụa:

Ưu điểm

Nhược điểm

Phù hợp cho các đơn hàng lớn

Yêu cầu không gian tương đối lớn, không có bụi để đảm bảo lưới in được bảo quản tốt

Chất lượng hình in tốt, kéo dài

Người công nhân cần phải thực hành nhiều để thành thạo

Khuôn in có thể được sử dụng lại, tiết kiệm thời gian

Không phù hợp với các thiết kế phức tạp, nhiều màu sắc vì phải tạo ra rất nhiều khuôn

Tương thích với hầu hết các loại vải

 

2. In phun trực tiếp (DTG/Inkjet printing)

In phun trực tiếp là phương pháp in trực tiếp lên bề mặt của sản phẩm. Đây là công nghệ tương đối mới của ngành in ấn, vì nó chỉ xuất hiện trên thế giới từ năm 2004. Còn tại Việt Nam, công nghệ in này hoàn toàn mới mẻ, có thể được phát triển cách đây vài năm. Tuy nhiên, công nghệ in này đã nhanh chóng phát triển, đến mức dễ dàng cạnh tranh với phương pháp in được sử dụng nhiều nhất hiện nay – in lụa (screen printing/in lưới). Như đã chia sẻ trong một bài viết về công nghệ in phun trực tiếp, mời các bạn tham khảo tại:  Công nghệ in phun trực tiếp. 

Một số ưu điểm và nhược điểm của in phun trực tiếp: 

Ưu điểm

Nhược điểm

In được các thiết kế nhiều màu và phức tạp nhất

In trên các vật liệu tối màu và khác Cotton sẽ phát sinh thêm chi phí chất xử lý

Thời gian in là nhanh chóng vì thế phù hợp cho cả đơn hàng lớn và nhỏ

Chi phí đầu tư khá lớn vì giá máy in rất cao, chi phí bảo trì máy cũng khá lớn

Tiết kiệm không gian vì máy in phun rất nhỏ

Giá thành tương đối cao so với các phương pháp in khác

Bản in mềm, không cộm

 

3. In nhuộm thăng hoa (Dye sublimation)

Ngoài phương pháp in DTG, in lụa, thì công nghệ in Dye Sub (in nhuộm thăng hoa hay còn gọi là in chuyển nhiệt) cũng là một phương pháp khá phổ biến trong thị trường in ấn áo thun. Công nghệ in chuyển nhiệt là công nghệ sử dụng một loại mực in đặc biệt in lên giấy in chuyên dụng sau đó sử dụng một thiết bị ép nhiệt để giúp những hình ảnh từ giấy chuyển nhiệt vừa in ra bám chặt vào vật liệu cần in. Bản thiết kế được in trên một loại giấy đặc biệt và sau đó mẫu in được chuyển tiếp lên vải. Mực sẽ được làm nóng cho đến khi mẫu in hoàn toàn dính chặt vào vải, nhờ vậy, in nhuộm thăng hoa hầu như không thể bong tróc. Có thể in với màu sắc không giới hạn, và tạo ra chất lượng in tinh xảo.

in-nhuom-thang-hoa

In nhuộm thăng hoa không thể áp dụng trên tất cả các chất liệu vải. Đối với công nghệ này, bạn sẽ cần phải chọn mẫu vải sáng màu với thành phần polyester cao. Ngoài ra, để có kết quả in tốt nhất, cần sử dụng file thiết kế có độ phân giải cao để đạt được độ sắc nét cho hình ảnh in, cũng như định hình kích thước và căn chỉnh sao cho mẫu thiết kế phù hợp với sản phẩm in

Ưu điểm

Nhược điểm

Sản phẩm sau in mềm và không bị cộm, thô

Chỉ in được trên vải Polyester, vải càng ít thành phần polyester thì càng không hiệu quả

Hình in sẽ không bị bay màu, bể, vỡ hay giảm chất lượng

 

4. In ép Vinyl (Heat transfer Vinyl)

Đây có thể là công nghệ in có khoản đầu tư ít tốn kém nhất cho các cá nhân/doanh nghiệp muốn tự sản xuất may mặc. Công nghệ này sử dụng máy cắt để cắt các họa tiết, hình ảnh, chữ theo yêu cầu trên tấm decal sau đó ép chúng lên trên bề mặt vải nhờ máy ép nhiệt. In ép Vinyl rất phù hợp cho in các thiết kế không cầu kì, phức tạp mà đơn giản như một dòng chữ, slogan, nhãn size và hướng dẫn sử dụng trên áo thun,… 

Ưu điểm

Nhược điểm

Dễ làm, giá thành khá rẻ

Hạn chế đối với những thiết kế phức tạp, tỉ mỉ

Tạo được nhiều hiệu ứng độc đáo

Không phù hợp với các loại vải nhạy cảm với mức nhiệt cao

5. In chuyển Plastisol

In chuyển PlastisolPlastisol là tên một loại mực in cao cấp thường dùng trong in lụa và phương pháp in chuyển nhiệt bằng mực Plastisol này khá tương đồng với in lụa. Nhưng thay vì mực in tiếp xúc trực tiếp với bề mặt vải như in lụa thì đối với phương pháp này, mực in sẽ được in lên giấy chuyển Plastisol sau đó mới được ép xuống bề mặt vải. 

Ưu điểm

Nhược điểm

In được trên mọi loại vải

Mực có mùi khá nồng

Chất lượng ổn định, bề mặt màu mực khá bóng bẩy, sáng sủa và đẹp tự nhiên

Mực bám khá nhiều lên vải tạo cảm giác nặng nề

Mực không khô luôn nên có thể tạo hiệu ứng ngay sau đó

Mực có độ dính nhạy nên độ phẳng của hình in thường không đều

Không có một phương pháp in nào có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của bạn nhưng tùy vào từng ý tưởng, mục đích khác nhau mà lựa chọn phương pháp in phù hợp. Hi vọng với một chút kiến thức trên, các bạn có thể áp dụng và lựa chọn được phương pháp in phù hợp nhất cho chiếc áo thun của mình!

Bài viết tương tự